Men Vi Sinh NN1

Cách sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh NN1 trong chăn nuôi

Tổng Quan Về Chế Phẩm Sinh Học Men Vi Sinh NN1-Phần 2 December 31, 2011

7. Cách cho ăn
Mục đích ủ men các loại thức ăn bột là để tăng chất lượng của chúng lên và làm tăng sự tiêu hoá hấp thu chứ không thay thế được thức ăn đạm và các thành phẩm vitamin và khoáng vi lượng nên vẫn phải dung thức ăn đậm đặc phối trộn them nếu muốn con vật tăng trưởng tốt.
Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc.
Có thể cho ăn ở dạng khô, ẩm hoặc lỏng tuỳ theo thói quen và sở thích của lợn.
Nếu lợn mới cho ăn thức ăn ủ men (đặc biệt đối với lợn con tách mẹ)thì cần cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen thì mới cho ăn toàn bộ thức ăn men.
Đối với lợn nái chửa vẫn cho ăn, chỉ giảm lượng thức ăn trước và sau khi đẻ 3 ngày. Sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường
Một số lợn lúc đầu ăn rất mạnh thức ăn ủ men nhưng sau đó ăn ít đi thì không đáng ngại vì lợn ăn với lượng thức ăn ủ men ít như vậy nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng do tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn ủ men tăng lên.

Đọc thêm…

 

Tổng Quan Về Chế Phẩm Sinh Học Men Vi Sinh NN1-Phần 1

che pham men vi sinh NN11. Chế Phẩm Vi Sinh N.N I dùng để làm gì?
Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như cám, bột ngô, bột sắn phải chiếm tới trên 80%; Nếu phần cám, bột ngô, bột sắn này không được làm chín thì chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy chi phí thức ăn lớn. Các động vật nuôi như lợn, gia cầm, cá …cũng giống con người chỉ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn khi được làm chín.
Chúng ta đã biết làm chín dưa, cà và thịt lợn sống bằng cách muối dưa, cà, làm nem chua…đó là phương pháp lên men thức ăn nhờ một loại men có sẵn trong tự nhiên ( trong nước và không khí ). Trong chăn nuôi, để lên men làm chín cám, bột ngô, bột sắn nhanh hơn, tốt hơn thì không dùng men trong tự nhiên mà cần một loại men được chọn lọc thuần khiết, đó là “ CHẾ PHẨM  VI SINH N.N I ”
“ CHẾ PHẨMVI SINH N.N I ” được dùng để ủ men thức ăn hay còn gọi là lên men thức ăn, sẽ giúp chúng ta làm chín thức ăn để chăn nuôi mà không phải đun nấu.

Đọc thêm…

 

Chế phẩm men vi sinh NN1

Trong thời gian gần đây, Khoa Chăn nuôi (trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại men vi sinh NN1 được sử dụng rất hiệu quả trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 

TS. Nguyễn Khắc Tuấn, tác giả của chế phẩm vi sinh này cho biết: Chế phẩm men vi sinh NN1 có chứa nhều vi sinh vật hữu ích, khi phối trộn chế phẩm nn1 với thức ăn có tác dụng giúp nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, nâng cao tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bị bệnh, giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc do mắc bệnh, hơn nữa khi sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh NN1 còn giảm được lượng thức ăn, giảm chi phí thuốc và công lao động. Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học men tiêu hoá làm giảm được ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do khi gia súc ăn các loại thức ăn có phối trộn men này thì phân thải ra không mùi hôi thối.

Ông Nguyễn Đức Thịnh, một chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu ở xã Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình, cho biết: khi sử dụng chế phẩm men vi sinh NN1 , Lợn ăn thức ăn này lớn nhanh, tăng trọng cao hơn các loại cám công nghiệp khác (trung bình đạt 26kg/con/tháng so với 18-20kg/con/tháng với các loại cám khác); da bóng đẹp, tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao (trung bình 76% so với 70-72% với các loại cám khác); chi phí thức ăn giảm từ 1-2kg/kg tăng trọng so với các loại thức ăn khác; lợn khoẻ mạnh, ít bị bệnh nên giảm được chi phí phòng chữa bệnh đáng kể.

Theo hướng dẫn của Cty Hải Nguyên (trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội), để sử dụng loại men vi sinh NN1 trong chăn nuôi lợn và gia cầm một cách có hiệu quả bà con cần chú ý một số điểm sau đây:

Công thức ủ men vi sinh NN1:

 

Nguyên liệu

Công thức 1

Công thức 2

Ngô nghiền

70kg

100kg

Cám gạo

40kg

50kg

Bột sắn

40kg

0

Men ủ NN1

1kg

1kg

Nước

45 lít

50 lít

Tổng cộng

195kg

200kg

Cách ủ men vi sinh : Trộn đều 1kg men ủ vi sinh NN1 với 20kg nguyên liệu, sau đó trộn đều với 130kg nguyên liệu còn lại. Cho nước đúng theo công thức trộn đều và xoa cho tơi. Để hở khoảng 3-4 tiếng, sau đó cho vào bao hoặc thùng sạch, buộc hoặc đậy kín. Mùa hè sau 24 tiếng, mùa đông 36 tiếng thì có thể cho lợn ăn được.

men vi sinh nn1 che pham sinh hocCách cho ăn: Khi cho lợn ăn, ngoài sử dụng thức ăn lên men vi sinh nn1 nên phối trộn thêm với các loại thức ăn đậm đặc khác. Với lợn con, lợn còn nhỏ nên phối trộn theo tỷ lệ: 1kg cám đậm đặc + 5 kg cám đã ủ men; với lợn choai từ 20-60kg/con thì trộn 1 kg cám đậm đặc + 6kg cám đã ủ men; với lợn có trọng lượng từ trên 60kg cho tới 100kg thì phối 1kg cám đậm đặc +7kg cám đã ủ men. Với các loại gia cầm như gà, vịt, ngan… thì nên phối trộn tỷ lệ 1/5 (1kg cám đậm đặc + 5kg cám đã ủ men).
Cần chú ý bổ sung thêm nước vào thức ăn nếu trong chuồng không có hẹ thống nước uống. Ngoài ra, cũng tuỳ theo sở thích của con vật mà có thể cho ăn ở dạng khô, dạng ướt hoặc dạng lỏng. Với lợn con mới tách mẹ nên cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen mới chjo ăn toàn bộ thức ăn ủ men. Đối với lợn nái chửa nên cho ăn bình thưởng nhưng lưu ý giảm lượng thức ăn trước và sau đẻ 3 ngày sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường. Một số lợn lúc đầu ăn rất mạnh thức ăn ủ men nhưng sau đó ăn ít đi thì bà con không đáng lo ngại. Tuy lợn ăn lượng thức ăn ủ men ít nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng do tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn lên men tăng lên.
Theo các nhà khoa học trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, sử dụng thức ăn ủ men giúp lợn tăng trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Sử dụng thức ăn ủ men cũng sẽ giảm được chi phí thức ăn,khi sử dụng men vi sinh nn1 kết quả cụ thể là giảm khoảng 20%, con vật khoẻ, sức đề kháng tốt nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Một tác dụng tuyệt vời khác đó là, Khi sử dụng thức ăn ủ men vi sinh nn1 chuồng trại luôn sạch sẽ, ít mùi hôi.